the innovation

“Các thành phố đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình thế giới.”

“Các thành phố đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình thế giới.”

– Michael Bloomberg, Thị Trưởng,
New York City, 2002-2013

Đô thị hóa là một xu hướng đã góp phần định hình diện mạo thế kỷ 21. Mặc dù cuộc đua marathon thành lập các thành phố triệu dân đã diễn ra trong nhiều năm qua, trong vài thập kỷ gần đây thế giới vẫn đang tiếp tục chứng kiến sự chuyển mình của các thành phố lớn với một tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người với hơn 60% dân số thế giới sẽ chuyển đến sinh sống ở các thành phố vào năm 2050. Đây là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ của một mô hình mới – Siêu Đô Thị (Megacity).

Cuộc Cách Mạng tại Các Siêu Đô Thị Toàn Cầu

KỶ NGUYÊN CỦA THÀNH PHỐ THÔNG MINH VÀ KHU ĐÔ THỊ SÁNG TẠO

“Mặc dù được kết nối và tương tác chặt chẽ với nhau trong hệ thống sản xuất và tài chính toàn cầu, nhưng đồng thời các thành phố trên thế giới cũng cạnh tranh với nhau để thu hút nguồn lực và nguồn vốn cho sự phát triển.”

Thế giới ngày nay có thể được coi là kỷ nguyên của Siêu đô thị (Megacity) – khái niệm chỉ những thành phố có mức dân số trên 10 triệu người. Từ con số 2 siêu đô thị vào năm 1950 – New York và Tokyo – xu hướng này đang bùng nổ mạnh với con số 33 tính đến năm 2018; và từ nay đến 2030 sẽ có thêm 10 siêu đô thị nữa theo báo cáo Các thành phố trên thế giới năm 2018 của Liên hợp quốc. Những siêu đô thị thúc đẩy sự tương tác mạnh mẽ trong xã hội, kích thích năng lượng sáng tạo, tạo nên suối nguồn đột phá và cống hiến cho phát triển kinh tế và xã hội tại các siêu đô thị. Được xây dựng dựa trên quy mô và tầm cỡ, những thành phố này đã trở thành động lực kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng cho quốc gia. Các đô thị này có xu hướng tự định vị mình là những khu cư dân đa sắc tộc toàn cầu và có các hệ thống thích ứng phức tạp hoạt động tương thích nhau bất kể địa lý, hệ thống chính trị hay mô hình kinh tế.

Với việc phát triển nhiều siêu đô thị hơn và thu hút nhiều dân số hơn, cũng kéo theo những thách thức trong duy trì tăng trưởng, tạo ra sự cạnh tranh không thể tránh khỏi với các thành phố khác để thu hút việc làm, tài nguyên và nhân tài. Trong bài báo của mình về đề tài các thành phố toàn cầu, Encyclopedia Britannica đã chỉ ra rằng, việc nâng cao vị thế và tìm kiếm lợi thế cạnh tranh đặc biệt trở thành động lực chính trong sự phát triển của các siêu đô thị toàn cầu.

Với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng nhanh, việc biến các thành phố trở thành những nơi có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bền vững hơn và hiệu quả hơn với các dịch vụ được sắp xếp hợp lý là điều cần thiết. Có lẽ không có cách nào tốt hơn để hiện thực hóa điều đó bằng mô hình Thành phố Thông minh – nơi tận dụng sức mạnh của công nghệ và dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu hóa việc kiến thiết các cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ đô thị. Thường được gắn với Internet Vạn Vật (Internet of Things – IoT), đô thị thông minh sở hữu tiềm năng đáng kể để cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị. IoT đã mang đến rất nhiều cơ hội cho các thành phố để sẵn sàng triển khai công nghệ thông minh mới.

Thành phố thông minh được quản lý bằng công nghệ dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số có thể đưa ra quyết định chính xác hơn, đồng thời nâng tầm chất lượng cuộc sống. Dữ liệu thời gian thực giúp các chính quyền thành phố quản lý xã hội theo diễn biến trong thời gian thực, xác định và theo dõi các hoạt động đang xảy ra, đồng thời giúp đưa ra các giải pháp nhanh hơn và phù hợp hơn. Dữ liệu thời gian thực tăng cường thêm trí tuệ kỹ thuật số cho quản lý đô thị giúp giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn và mang lại chất lượng cao hơn cho cuộc sống. Như vậy, dữ liệu sẽ trở thành nhiên liệu mới cho tính hiệu quả và sự tăng trưởng.

Nói ngắn gọn, đó không chỉ là vấn đề việc làm, Quản lý Thành phố Thông minh tác động tích cực đến tính hiệu quả tổng thể của thành phố. Ví dụ, Quản lý Giao thông Thông minh (Smart Mobility) có ảnh hưởng tích cực đến điều kiện giao thông, hoạch định chính sách dựa trên khai thác dữ liệu có thể giúp giảm chi phí, khiến cho giao thông thành phố trở nên hiệu quả hơn. Đại dịch Coronavirus một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của công nghệ trong việc quản lý sức khỏe cộng đồng dựa trên dữ liệu cũng như ý nghĩa của các công cụ kỹ thuật số trong quản lý bệnh nhân. Đó là một lĩnh vực khác mà Thành phố Thông minh phải là định chế dẫn đầu.

Khu đô thị Sáng tạo là một chiến lược phát triển quan trọng khác được các siêu đô thị sử dụng để phát triển, thường ở những nơi mà những thay đổi về cơ sở hạ tầng quy mô lớn khó thực thi. Theo định nghĩa của Bruce Katz và Julie Wagner từ Brookings Institute, các Khu đô thị Sáng tạo (Innovation Districts) “là những khu vực địa lý (trong đó) bao gồm các trường học và viện nghiên cứu hàng đầu cùng với các doanh nghiệp kết nối với các cộng đồng khởi nghiệp, các vườn ươm và tăng tốc khởi nghiệp.” 

Các khu đô thị sáng tạo là hiện thân của các xu hướng lớn làm thay đổi những thói quen và sở thích của con người và doanh nghiệp đối với vị trí hay địa điểm sinh sống làm việc, đồng thời tái hình thành mối liên hệ giữa nền kinh tế, xây dựng địa điểm và kết nối xã hội. Sự trỗi dậy của các sáng kiến ​​quy hoạch đô thị được dẫn dắt bởi sự sáng tạo cho thấy bằng chứng mạnh mẽ về cách thức thực hiện chiến lược để thúc đẩy cách tân tại các đô thị. Do đó, nhắm đến mục tiêu định hình lại các thành phố, các chính sách định hướng đổi mới này hiện đang chuyển dịch thành trọng trách kiến tạo các Khu đô thị Sáng tạo (Innovation Districts)

Các khu đô thị sáng tạo này có quy mô nhỏ gọn với sự thuận tiện về hạ tầng giao thông, sự đa dạng về nhà ở, văn phòng, bất động sản công nghiệp và các tiện ích đô thị khác, thể hiện một sự chuyển hướng triệt để từ các mô hình phát triển kinh tế đô thị truyền thống. Chúng giúp thành phố phát triển chuỗi giá trị cạnh tranh toàn cầu bằng cách nâng tầm các doanh nghiệp, kết nối vào mạng lưới toàn cầu và phát triển lĩnh vực thương mại từ đó thúc đẩy sáng tạo các sản phẩm, công nghệ và các giải pháp thị trường mới.

Chúng thể hiện một giao điểm quan trọng để kết nối các doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục, kết nối phát triển cơ sở hạ tầng với công nghệ tiên tiến – tất cả được kết nối thông qua năng lượng sạch và công nghệ kỹ thuật số. Đó là một môi trường lành mạnh nơi gợi mở những ý tưởng và hiểu biết sâu sắc, nơi tập trung các quán cà phê và văn hóa xe đạp – nói ngắn gọn, đó là một cộng đồng sáng tạo tràn đầy năng lượng, sẵn sàng cho sự đổi mới và tăng trưởng.

Một ví dụ thực tế về Khu đô thị Sáng tạo hiện đang được triển khai ở Singapore là Jurong Innovation Districts (JID), nơi một hệ sinh thái sôi động được tạo ra kết hợp giữa các ngành sản xuất công nghệ cao và các trung tâm nghiên cứu, cơ sở học thuật hàng đầu. Jurong cũng nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng khác của các khu đô thị sáng tạo là đẩy mạnh sự giao thoa giữa lý thuyết và thực tiễn. Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhận định rằng các Khu đô thị Sáng tạo có thể được coi là “một hiện thân hữu hình của bối cảnh kinh tế mới được thúc đẩy bởi tri thức và sáng tạo. Chúng đã trở thành con át chủ bài trong chiến lược phát triển công nghiệp”. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất chỉ là một phần của tổng thể, và các thành phần quan trọng khác như tạo dựng môi trường thuận lợi và ươm mầm nhân tài là điều cần thiết để thu hút một tổ hợp các chuyên gia, các doanh nhân và doanh nghiệp cho công cuộc sáng tạo đột phá.

the innovation

Niềm tin vào công nghệ và những gì công nghệ
CÓ THỂ THỰC THI

Việc kiến tạo các thành phố thông minh và các khu đô thị sáng tạo sẽ không chỉ là trọng trách của các cơ quan ban ngành chính phủ. Nhiệm vụ này sẽ cần đến sự hợp tác của một loại hình tập đoàn bất động sản mới. Các nhà phát triển bất động sản này cần hiểu rõ các yêu cầu và kỳ vọng đặc biệt trong định hướng phát triển siêu thành phố tương lai dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao và sự hình thành của các cộng đồng sáng tạo. Các nhà phát triển có khả năng tích hợp các bộ kỹ năng đa dạng – từ sự thấu hiểu về dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị, các giải pháp công nghệ thông minh trong quản lý thành phố, áp dụng phương tiện tài chính sáng tạo mới cho đến việc phát huy thế mạnh trong thiết kế và xây dựng nhằm kiến tạo các cộng đồng cư dân toàn diện.

Các khu đô thị và môi trường sáng tạo này sẽ cần đến mô hình phát triển bất động sản mới sở hữu hiểu biết và năng lực tích hợp đa ngành để kiến tạo “hệ sinh thái đột phá” hơn là việc phát triển bất động sản thông thường. Đó là một tổ chức có khả năng hiểu được bối cảnh phát triển nhanh chóng của tư duy đô thị và cuộc sống đô thị tương lai; là nhà phát triển có lòng dũng cảm và tầm nhìn để vượt ra khỏi giới hạn thông thường kiến tạo nên các giải pháp tích hợp cho các kiểu đô thị mới như Thành phố Thông minh và Khu đô thị Sáng tạo – những không gian mới mang trong mình tinh thần tự do và linh hoạt cao.